TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG THÁNG THANH NIÊN NĂM 2024

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ NĂM 2016 “ THỰC HIỆN ĐÓNG GÓI THUỐC LÁ BẰNG BAO BÌ TRƠN ”

Thứ năm - 26/05/2016 07:33
Sử dụng thuốc là đang là nguyên nhân chính gay bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như: ung thư phổi, đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mỗi năm trên thế giới ước tính có khoảng 6 triệu người chết do thuốc lá, con số này ở Việt Nam là khoảng 40000 người, đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70000 người/năm. Như vậy, số người tử vong do thuốc lá gây ra gấp ba lần số người chết vì tai nạn giao thông và HIV/AIDS. Đây là một gánh nặng cho ngành y tế của Việt Nam bởi những hệ lụy do bệnh tật gây ra như quá tải cho hệ thống y tế, tăng cao sự lây nhiễm chéo các loại bệnh…
Hiện nay tỷ lệ hút thuốc lá của nam giới trưởng thành ở Việt nam là 47% tương đương với 15 triệu nam giới hút thuốc. Nếu tính cả nữ giới với một tỷ lệ thấp hơn thì Việt Nam đứng trong nhóm 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Theo con số của Bộ Y tế năm 2014, mỗi năm người Việt chi đến 22.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. Nhưng con số tài chính chi cho thuốc lá không dừng lại ở đó.Với 22.000 tỷ mỗi năm để mua thuốc, người Việt còn phải chi thêm 23.000 tỷ mỗi năm để chữa các bệnh liên quan đến thuốc lá (con số này chỉ tính chi phí của 5/25 bệnh liên quan).Tuy tổng số tiền chi cho thuốc lá và để giải quyết hậu quả của thuốc lá rất lớn, nhưng giá để mua 1 sản phẩm thuốc lá lại rất rẻ do thuế áp trên mỗi sản phẩm rất rẻ chỉ chiếm 41% giá bán lẻ (65% giá xuất xưởng).
Tính ra, loại thuốc lá tầm trung có tính phổ biến nhất của người Việt cũng chỉ có giá chưa đến 1.000 đồng/ điếu và được bán lẻ với giá từ 1000 - 2000 đồng/điếu. Nhiều loại thuốc còn rẻ hơn giá này. Chính vì thế, ngay cả những người có thu nhập thấp, thanh thiếu niên cũng dễ dàng tiếp cận và trở thành người nghiện thuốc.
Ngày Thế giới Không Thuốc lá năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn chủ đề “Thực hiện đóng gói thuốc lá bằng bao bì trơn”
Picture1
 
Bao bì thuốc lá trơn là bao bì in theo chuẩn mực chung nhằm hạn chế hoặc cấm sử dụng logo, màu sắc, hình ảnh thương hiệu hoặc các thông tin quảng cáo trên bao bì thuốc lá. Tên sản phẩm, thương hiệu thuốc lá trên bao bì chỉ được phép in theo một màu sắc và kiểu phông chữ chuẩn theo quy định.
Mục đích của việc áp dụng bao bì trơn nhằm giảm sự hấp dẫn của các sản phẩm thuốc lá, hạn chế sử dụng bao bì thuốc lá như là một hình thức quảng cáo thuốc lá, hạn chế việc in các thông tin sai lệch gây hiểu lầm cho người sử dụng trên vỏ bao, làm tăng hiệu quả của các cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh.
Ngày Thế giới Không thuốc lá năm 2016 nhằm mục đích:
- Làm nổi bật ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện bao bì trơn như một biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá hiệu quả.
- Cung cấp các thông tin, các bằng chứng tin cậy và thuyết phục về ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng bao bì trơn;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chính sách phòng, chống tác hại của thuốc lá của các nước thành viên Công ước khung (FCTC), đặc biệt nhằm hỗ trợ các nước đang trong quá trình dần tiến tới việc thực hiện bao bì trơn
- Khuyến khích các nước thành viên tăng cường thực hiện cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm diện tích lớn trên bao bì sản phẩm thuốc lá; hạn chế việc quảng cáo trên bao bì.
- Hỗ trợ các nước thành viên và các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình hoạt động nhằm ngăn chặn sự can thiệp ngành công nghiệp thuốc lá vào quá xây dựng, thực thi các chính sách phòng, chống tác hại của thuốc lá và các quy định về bao bì trơn.
Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá và phòng chống tác hại của thuốc lá (WHO FCTC) chính là tuyên truyền, nâng cao ý thức và hiểu biết của người dân về thuốc lá và Luật PCTH thuốc lá:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về PCTHTL:
       1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về PCTHTL.
       2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCTHTL
       3. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về PCTHTL thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
       4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCTHTL trong phạm vi địa phương; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong PCTHTL
       1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.
       2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.
       3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
       a) Cơ sở y tế;
       b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
       c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
       d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
       a) Nơi làm việc;
       b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;
       c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.
3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
       a) Khu vực cách ly của sân bay;
       b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
       c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
       a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
       b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
       c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Quyền của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá:
       Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
       Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;
       Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.
Trách nhiệm của người đứng đầu địa điểm cấm hút thuốc lá:
                   Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này (kế hoạch hoạt động hằng năm có PCTHTL, quy định không hút thuốc lá tại quy chế nội bộ...).
                   Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
Trách nhiệm của người hút thuốc lá:
       1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
       2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
       3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
Các hành vi bị nghiêm cấm:
       1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
       2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
       3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
       4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
       5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
       6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
       7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
       8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
       9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Xử lý vi phạm pháp luật về PCTHTL
       Quy định trách nhiệm cụ thể của các Bộ: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác và Ủy ban nhân dân các cấp trong xử lý vi phạm pháp luật về PCTHTL.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Khói thuốc lá chứa tới hơn 4000 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là 1 chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Một giọt nicôtin có thể đầu độc chết 3 con ngựa nặng từ 180-200kg. Một liều nicôtin khoảng 50-75 ng (tương ứng lượng nicôtin có trong 20-25 điếu thuốc) đủ gây tử vong cho người. Ngoài ra trong thuốc lá còn có côcain dễ gây nghiện, khi hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút thuốc thì người gần cũng hít phải khói độc.
hay dung lai khi chua qua muon sua 22 3 1

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp, bệnh răng lợi và tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức thân thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính. Đối với nam giới sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Đối với phụ nữ và bào thai, làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Đối với trẻ em, dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ.
Picture2
 

Thuốc lá - Môi trường có lẽ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh khói nhà máy, khói xe cộ... khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút thuốc lá. Không chỉ là lời nói, khẩu hiệu suông mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau... nếu tất cả cùng đồng tâm hiệp lực không hút - không mua - không bán thuốc lá thì tốt biết mấy.

Lợi ích đối với sức khoẻ khi bỏ thuốc lá: Cơ thể sẽ không còn tích lũy chất độc, loại từ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi, giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm.

Lúc sinh thời, hút thuốc lá là thú vui duy nhất của Hồ Chủ Tịch như Bác thường nói. Nhưng từ khi bị bệnh, theo lời khuyên của Hội đồng thầy thuốc, Bác có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Bác nói:

- Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này.

Bac ho bo thuoc la bqqix
Đầu tháng 3-1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.
 
Vì vậy, noi gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2016 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2016, Đoàn trường Đại học Y Dược Thái Bình tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và những tổn thất sức khỏe, kinh tế do sử dụng thuốc lá gây ra. Hãy chung tay vì một Thế giới không có thuốc lá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây