CHƯƠNG TRÌNH CHÀO TÂN SINH VIÊN NĂM 2024

Chuyên đề tìm hiểu về xuất huyết tiêu hóa và cách điều trị, Câu lạc bộ Học tích cực

Thứ bảy - 28/10/2017 09:58
Chiều ngày 16/10/2017 tại giảng đường 301 trường Đại học Y Dược Thái Bình, Nhóm Dược lý Dược Lâm sàng , Câu lạc bộ Học tích cực tổ chức Chuyên đề tìm hiểu xuất huyết tiêu hóa và các cách điều trị.
Thuyết trình trong chuyên đề là hai bạn Đào Thị Kim Ngân, lớp ĐH Dược k9 và Nguyễn Thị Nhung, lớp ĐH Dược k10. Đây là chuyên đề nằm trong chuỗi các chuyên đề về “Bệnh đường tiêu hóa và thuốc điều trị” mà nhóm Dược Lý Dược Lâm sàng đang triển khai. Bắt đầu chuyên đề là phần giới thiệu về bệnh xuất huyết tiêu hóa, Ban phụ trách đã đưa ra các nguyên nhân chính gây nên xuất huyết tiêu hóa và nhấn mạnh hai nguyên nhân chính để áp dụng trong điều trị đó là xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày - tá tràng và xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Song song với việc đưa ra các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa nhóm cũng đưa ra các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng cần thiết để chuẩn đoán xác định bệnh xuất huyết tiêu hóa. Bệnh xuất huyết tiêu hóa cao có các dấu hiệu lâm sàng điển hình như nôn ra máu, máu đỏ tươi, máu đen, máu cục, có thể lẫn thức ăn; đại tiện phân đen như bã cà phê, mùi khắm; các dấu hiệu thiếu máu từ nhẹ đến nặng như hoa mắt, chóng mặt, da lạnh,mệt mỏi li bì thiếu máu não. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng cận lâm sàng như xét nghiệm máu hồng cầu giảm, hematocrit giảm, huyết sắc tố giảm... cùng các phương pháp nội soi dạ dày thực quản. Từ những nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh nhóm đã đưa ra các phương pháp điều trị theo nguyên tắc bù lại thể tích máu, hồi sức: cầm máu: xử trí nguyên nhân. Để  bù lại thể tích máu có thể dùng các dung dịch đẳng trương như NaCI 0,9%, glucose 5%: DD keo:Huyết tương tươi đông lạnh; Truyền khối tiểu cầu. Điều trị theo nguyên nhân có thể sử dụng các loại bóng chèn, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su, dùng stent kim loại, bên cạnh đó sử dụng các thuốc giãn tĩnh mạch cửa vasopressin, somatostatin, octreotid. Ban phụ trách đã nhấn mạnh việc sử các thuốc đông máu trong xuất huyêt tiêu hóa trong lâm sàng như các thuốc nhóm Vitamin K với vai trò hoạt hóa emzym gan tổng hợp các yêu tố đông máu, tuy nhiên chỉ được sử dụng trong xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa; Cyclonamin có vai trò làm tăng sức đề kháng  mao mạch, giảm tính thấm thành mạch rút ngắn thời gian chảy máu. Các thành viên cũng đã đưa ra và phân tích các ca lâm sàng cụ thể qua đó giúp cho các thành viên tham gia trong nhóm hiểu rõ hơn về việc điều trị và sử dụng các thuốc trên lâm sàng. Vào cuối buổi chuyên đề , nhóm đã triển khai hình thức test qua mạng “Kahoot”  đây là một hình thức kiểm tra lượng giá bài học khá mới mà nhóm đã áp dụng  qua đó giúp cho các sinh viên củng cố thêm kiến thức buổi hoạt động nhóm, tao không khí học tập thảo luận sôi nổi cho các thành viên khi đến với nhóm. Đồng chí Lê Xuân Âu trưởng nhóm Dược lý Dược lâm sàng, Câu lạc bộ học tích cực cũng cho biết các tuần tiếp theo nhóm cũng sẽ tiếp tục chuỗi chuyên đề “Bệnh đường tiêu hóa và các thuốc điều trị” với nội dung kế tiếp là các nhóm bệnh “Loét miệng, trào ngược, ợ nóng và các thuốc điều trị” hứa hẹn là một buổi hoạt động không kém phần sôi nổi của nhóm trong tuần tiếp theo.
1
 Các bạn sinh viên hướng dẫn tại chuyên đề
2
anh co dinh lien he

Nguồn tin: Đồng chí Lê Xuân Âu trưởng nhóm Dược lý Dược lâm sàng, Câu lạc bộ Học tích cực

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây