CHƯƠNG TRÌNH CHÀO TÂN SINH VIÊN NĂM 2024

Bài dự thi đạt giải ba cuộc thi viết tiểu luận “Hình tượng người bác sĩ thế kỷ 21” của sinh viên Phùng Thị Minh Hồng, Chi đoàn Y1C-K47

Thứ hai - 18/12/2017 21:00
Bài dự thi đạt giải ba cuộc thi viết tiểu luận “Hình tượng người bác sĩ thế kỷ 21” của sinh viên Phùng Thị Minh Hồng, Chi đoàn Y1C-K47
Thái Bình, ngày 23 tháng 10 năm 2017.
Thân gửi tôi của 10 năm trong tương lai.
Tôi - cô bé sinh viên y năm nhất đang ngồi viết lá thư gửi cho cậu và tự mình tưởng tượng ra hình ảnh mình trong tương lai. Với ai đó tương lai có thể là còn rất xa vời, song với tôi, vừa bước chân vào giảng đường trường Đại học Y tôi đã hiểu: “Không phải còn lâu mà ngay giờ phút này, tôi phải nghiêm túc, nghiêm khắc để xây dựng cho mình hình ảnh người bác sĩ – người thầy mang lại sức khỏe cho nhân loại”. Tôi hiểu nghề tôi lựa chọn cao quý biết nhường nào! Tôi không biết bạn thế nào nhưng điều đầu tiên bạn phải có để trở thành bác sĩ giỏi chính là y
đức. Khi vào trong các bệnh viện dòng chữ xuất hiện đầu tiên là câu nói nổi tiếng: Lương y như từ mẫu. Tôi nghĩ câu nói đó luôn đúng và cần có trong mọi thời đại. Chữa bệnh cho người dân bằng tay nghề, chuyên môn của bản thân nhưng phải có một tấm lòng, sự tận tụy hết lòng vì bệnh nhân. Ông tổ ngành y Lê Hữu Trác đã từng nói:” Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”. Vậy mà ngày nay xã hội đang lên án gay gắt vụ 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin. Sau đó là liên tiếp các tai biến sản khoa khiến sản phụ tử vong. Rồi vụ nhân bản xét nghiệm, ăn bớt vắc-xin, đánh tráo thủy tinh thể,...Trong đó tai tiếng nhất là vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường hành nghề tư gây chết người rồi vứt xác nạn nhân xuống sông. Vậy y đức đang ở đâu? Trước khi làm bác sĩ chữa bệnh xin hãy là người lương thiện, có đạo đức. Đừng để đồng tiền điều khiển bản thân, đừng bán rẻ nhân cách của mình cho quỷ dữ trước khi muốn làm một bác sĩ giỏi. Bởi vậy, với tôi - dù ở thế kỷ nào đi chăng nữa - người bác sĩ cần khắc sâu: “Y đức là nền tảng của người thầy thuốc!”. Tôi tin bạn hiểu tôi nói gì.
Bạn tôi à, tôi luôn tin và kì vọng ở bạn – một bác sĩ toàn diện trong thế kỷ 21, thời đại của công nghệ 4.0. Xã hội phát triển kéo theo máy móc, hệ thống kĩ thuật tiên tiến đang dần dần giúp đỡ các bác sĩ chúng ta. Bác sĩ giỏi giờ đây không chỉ biết khám bệnh, kê đơn, không chỉ phẫu thuật bằng dao kéo mà bằng máy móc nội soi, chỉnh hình để có thể giảm thiểu thời gian và tăng hiệu quả chữa trị. Vậy nên người bác sĩ phải có đầy đủ hiểu biết để đọc đúng bệnh án, biết cách xử lí, điều khiển máy móc để chữa trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bên cạnh đầu tư kĩ thuật máy móc, chúng ta cũng phải trau dồi kiến thức để theo kịp sự phát triển như vũ bão của Khoa học kĩ thuật ấy. Người bác sĩ phải biết điều trị bằng máy móc từ đó đưa ra lộ trình theo dõi cụ thể, biết đánh giá tình hình và đúc kết ra kinh nghiệm. Robot chữa bệnh giờ đây không còn quá xa lạ với nhân loại song Robot sản xuất ra để giảm bớt gánh nặng cho việc chữa trị nhưng cũng là thách thức lớn bởi nó có thể là con dao hai lưỡi nếu người bác sĩ không biết cách xử lí để đưa ra các bước đi chuẩn xác. Tôi đã từng đặt ra câu hỏi: “Tại sao ngày nay bệnh nhân lại chọn khám ở các bệnh viện tư nhân mà không phải các bệnh viện công nào khác?”. Phải chăng là người bác sĩ chúng ta không chỉ xác định phải điều trị khỏi vết thương trên thể xác cho bệnh nhân mà còn phải chữa lành tinh thần cho người bệnh và thật đáng buồn khi một số bác sĩ nhà nước không làm được như vậy. Họ thậm chí dọa nạt, phóng đại mức bệnh của bệnh nhân khiến người dân càng lo sợ, bất an. Đôi khi chúng ta là bác sĩ không chỉ biết chữa bệnh bằng thuốc mà còn phải biết cách trấn an bệnh nhân, giúp họ thoải mái, an tâm điều trị bệnh. Một lời động viên nhẹ nhàng, ấm áp và cởi mở có thể xóa tan rào cản giữa bác sĩ và bệnh nhân. Hãy để họ coi bác sĩ như một người bạn có thể sẻ chia, giúp đỡ, tâm sự, giúp họ khỏi bệnh trong tâm lí thoải mái và đặt hết niềm tin vào bác sĩ điều trị của mình. Người bác sĩ hiện đại là người bác sĩ không những giỏi về chuyên môn mà còn tinh tế, thân thiện, cởi mở -
đủ để bệnh nhân gửi gắm một niềm tin, một niềm hi vọng. Chúng ta vẫn quen thuộc và biết đến những hình ảnh người thầy thuốc tận tụy, đẹp đẽ và nhận được sự tin yêu của bệnh nhân. Họ nghe theo và kính trọng các lang y
như một đấng tối cao đem lại sức khỏe cho họ. Vậy tại sao hiện nay lại xảy ra các hiện tượng bệnh nhân quay lại chửi rủa và thậm chí hành hung các bác sĩ? Một thực tế cho thấy thái độ và hành vi ứng xử các bác sĩ thật đáng báo động. Kĩ năng xử lý các tình huống của một số bác sĩ còn hạn chế, họ tự cho rằng mình là người ra chỉ thị và có quyền kiểm soát, đối xử với bệnh nhân tùy ý. Không phải vậy, một bác sĩ giỏi phải biết cách chữa trị cho từng trường hợp bệnh nhân trong những hoàn cảnh cụ thể. Luôn phải có thái độ điềm đạm, lịch sự, tôn trọng bệnh
nhân và cả người nhà của họ. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Người nhà bệnh nhân cũng phải lo lắng, vất vả, thức đêm và họ những mong được đối xử đúng mực. Bên cạnh đó, mỗi bác sĩ cần trang bị cho mình những ngôn ngữ cần thiết bởi thế kỷ 21 là thời đại của hội nhập và chúng ta cần học hỏi, tìm hiểu qua sách vở, bởi như ai đó đã đức kết: “Biết thêm một ngoại ngữ là thêm một cuộc đời”. Người bác sĩ cứu người nếu thành thạo ngoại ngữ sẽ có cơ hội cứu được nhiều người hơn. Theo Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. Là một bác sĩ luôn phải đưa ra những quyết định quan trọng trong việc chuẩn đoán và điều trị bệnh thì đòi hỏi người đó phải có một kiến thức vững vàng, luôn biết cập nhật, bổ sung để bệnh nhân luôn được điều trị bằng phương pháp tối ưu nhất. Người bác sĩ ngày nay phải luôn năng động, học hỏi, chăm chỉ nghiên cứu tài liệu. Trong một buổi ngoại khóa của trường, một anh học y năm thứ năm nói rằng: “Với bệnh gãy xương đòn trên thế giới có 250 cách nhưng ở Việt Nam mình chỉ có 2 cách mà thôi”. Điều đó có thể do điều kiện, cơ sở kĩ thuật nước ta còn thiếu thốn nhưng cũng không thể phủ nhận các bác sĩ đang bị thụ động. Bởi vậy, xã hội luôn cần những người bác sĩ có năng lực, chịu học hỏi và tìm hiểu để nâng cao tay nghề, chuyên môn cho bản thân. Tôi rất mong chờ ở cậu. Hãy học tập và làm việc để trở thành người bác sĩ toàn diện cả đạo đức nghề nghiệp, vốn hiểu biết, kiến thức đầy đủ, là con người biết cập nhật, chịu học hỏi, tìm tòi. Một bác sĩ giỏi phải biết yêu thương, chu đáo, tận tình với bệnh nhân của mình. Ngay cả khi khó khăn, vất vả trong bom đạn chiến tranh thì người bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm vẫn đem hết tuổi trẻ, tình yêu thương của người bác sĩ để chữa bệnh. Mặc dù thế kỷ 21 hiện đại nhưng người bác sĩ vẫn luôn chiến đấu trên mặt trận đầy gian khổ với bệnh tật. Nhưng tôi biết bằng tình yêu nghề, niềm tin cứu sống bệnh nhân cậu có thể làm được. Tôi có thể hình
dung ra hình ảnh của mình sau sáu năm nữa được khoác trên mình chiếc áo Blouse trắng thật năng động và có đầy đủ yếu tố của người bác sĩ mà mình hằng mong muốn.
Thân gửi,
Tôi của 10 năm nữa.
anh co dinh lien he

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây