Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Bình

http://doanhoi.svydtb.edu.vn


Thông báo về CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN

(Ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982)
 
CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN CỦA CÔNG ƯỚC
Với lòng mong muốn giải quyết, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác với nhau,
mọi vấn đề liên quan đến luật biển, và ý thức được tầm vóc lịch sử của Công
ước là một cống hiến quan trọng vào việc giữ gìn hòa bình, công lý và tiến bộ
cho tất cả các dân tộc trên thế giới;
Nhận thấy rằng, những sự kiện mới nảy sinh kể từ các Hội nghị của Liên hợp
quốc về luật biển được nhóm họp tại Giơnevơ năm 1958 và năm 1960, đã làm
tăng thêm sự cần thiết phải có một Công ước mới về luật biển có thể được mọi
người chấp nhận;
Ý thức rằng, những vấn đề về các vùng biển có liên quan chặt chẽ với nhau và
cần được xem xét một cách đồng bộ;
Thừa nhận rằng, điều đáng mong muốn là, bằng Công ước với sự quan tâm
đúng mức đến chủ quyền của tất cả các quốc gia, thiết lập được một trật tự pháp
lý cho các biển và đại dương làm dễ dàng cho việc sử dụng công bằng và hiệu
quả những tài nguyên, việc bảo tồn những nguồn lợi sinh vật của các biển và
các đại dương, việc nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
Cho rằng, việc thực hiện các mục tiêu này sẽ góp phần thiết lập nên một trật tự
kinh tế quốc tế đúng đắn và công bằng, trong đó có tính đến các lợi ích và nhu
cầu của toàn thể loài người và đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng của các
nước đang phát triển, dù có biển hay không có biển;
Mong muốn phát triển bằng Công ước, các nguyên tắc trong Nghị quyết 2749
(XXV) ngày 17 tháng 12 năm 1970, trong đó Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đặc
biệt trịnh trọng tuyên bố rằng khu vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất
dưới đáy các khu vực nằm ngoài giới hạn chung của loài người và việc thăm dò,
khai thác khu vực này sẽ được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người,
không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia;
Tin tưởng rằng, việc pháp điển hóa và sự phát triển theo chiều hướng tiến hóa
của Luật biển được thực hiện trong Công ước sẽ góp phần tăng cường hòa bình,
an ninh, hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa tất cả các dân tộc phù hợp với các
nguyên tắc công bằng và bình đẳng về quyền, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
tiến bộ về kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc trên thế giới, phù hợp với các
mục tiêu và các nguyên tắc của Liên hợp quốc như đã được nêu trong Hiến
chương;
Khẳng định rằng, các vấn đề không quy định trong Công ước sẽ tiếp tục được
xử lý bằng các quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế chung;
Đã thỏa thuận như sau:
PHẦN I
MỞ ĐẦU
ĐIỀU 1. Sử dụng các thuật ngữ và phạm vi áp dụng
1. Những thuật ngữ được sử dụng trong Công ước cần được hiểu như sau:
1. “Vùng” (Zone): là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới
hạn quyền tài phán quốc gia;
2. “Cơ quan quyền lực” (Autorité): là cơ quan quyền lực quốc tế về đáy
biển;
3. “Các hoạt động được tiến hành trong Vùng” (activités menées dans la
Zone): là mọi hoạt động thăm dò và khai thác các tài nguyên của Vùng;
4. “Ô nhiễm môi trường biển” (Pullution du milieu marin): là việc con người
trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường
biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra
những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật
và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại
cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng
biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về
phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển;
5. a) “Sự nhận chìm” (immersion) là:
i. mọi sự trút bỏ có ý thức xuống biển các chất thải hoặc các chất khác từ
các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc công trình khác được bố trí
ở biển.
ii. mọi sự đánh chìm tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công
trình khác được bố trí ở biển.
b) Thuật ngữ “nhận chìm” không nhằm vào:
i. việc vứt bỏ các chất thải hoặc các chất khác được sản sinh trực tiếp hoặc
gián tiếp trong việc khai thác bình thường của tàu thuyền, phương tiện
bay, giàn nổi hoặc các công trình khác được bố trí trên biển, cũng như các
thiết bị của chúng, ngoại trừ các chất thải hoặc các chất khác được chuyên
chở hoặc chuyển tài trên các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc
các công trình khác bố trí ở biển được dùng để thải bỏ các chất đó, trên
các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hay các công trình đó tạo ra;
ii. việc tàng chứa các chất với mục đích không phải chỉ là để thải bỏ
chúng với điều kiện là việc tàng chứa này không đi ngược lại những mục
đich của Công ước.
2.1 “Các quốc gia thành viên” (Etats Parties) là những quốc gia đã chấp nhận
sự ràng buộc của Công ước và Công ước có hiệu lực đối với các quốc gia đó.
2. Công ước được áp dụng mulatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về
chi tiết) cho những thực thể nói trong Điều 305 khoản 1, điểm b, c, d, e và
f đã trở thành thành viên của Công ước, theo đúng với các điều kiện liên
quan đến từng thực thể; trong giới hạn đó, thuật ngữ “quốc gia thành
viên” cũng dùng để chỉ những thực thể này.
PHẦN II
LÃNH HẢI VÀ VÙNG TIẾP GIÁP
Mục 1
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 2. Chế độ pháp lý của lãnh hải và vùng trời ở trên lãnh hải cũng
như đáy và lòng đất dưới đáy của lãnh hải
Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy
của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng
nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải
(merterritoriale)
Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy
và lòng đất của biển này.
Chủ quyền của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định.
Mục 2
RANH GIỚI CỦA LÃNH HẢI
ĐIỀU 3. Chiều rộng của lãnh hải
Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng
này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng
Công ước.
ĐIỀU 4. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải
Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường
đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng
của lãnh hải.
ĐIỀU 5. Đường cơ sở thông thường
Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước, đường cơ sở thông thường
dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ
biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển
chính thức công nhận.
ĐIỀU 6. Các mỏm đá (recifs)
Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá
ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là
ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cũng của các mỏm đá, như đã
được thể hiện trên các hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận.
ĐIỀU 7. Đường cơ sở thẳng
1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm
sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối
liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải.
2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc
điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo
ngấn nước triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ
sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa
đổi đúng theo Công ước.
3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ
biển, và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đắt
liền đủ đến mức đạt được chế độ nội thủy.
4. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn
lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị
tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở
thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế.
5. Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp
dụng theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến
những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan
trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
6. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được
làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một
vùng đặc quyền kinh tế.
ĐIỀU 8. Nội thủy
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây