Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Bình

http://doanhoi.svydtb.edu.vn


Chuyên đề thảo luận cách sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em

Chiều ngày 16/04/2018 ,tại giảng đường 4.1 trường Đại học Y Dược Thái Bình, Nhóm Dược lý, Dược lâm sàng, Câu lạc bộ Học tích cực đã tổ chức chuyên đề thảo luận cách sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
Tham gia buổi sinh hoạt có sự góp mặt và hướng dẫn của ThS Tô Thị Hồng Thịnh, Giảng viên bộ môn Dược lý. Đây là một chuyên đề rất hay và bổ ích thu hút được phần lớn các thành viên trong câu lạc bộ tham gia.
Mở đầu chuyên đề là phần đại cương về tiêu chảy, cô đã nhấn mạnh những dấu hiệu để chuẩn đoán tiêu chảy ở trẻ em là đại tiện nhiều hơn 3 lần trong ngày, phân lỏng, nhiều nước và thường gặp ở các đối tượng từ 6 tháng đến 5 tuổi. Bên cạnh đó cũng đưa ra tình hình dịch tễ và các nguyên nhân chủ yếu gây ra tiêu chảy do các vi khuẩn virus, nấm… Cùng cơ chế bệnh sinh gây ra tiêu chảy là tăng bài tiết và giảm hấp thu nước ở ruột, từ đó đưa ra những triệu chứng, biểu hiện lâm sàng và hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em mà hậu quả nguy hiểm nhất đó là mất nước rối loạn điện giải nặng có thể dẫn đến co giật tử vong. Khi bị tiêu chảy kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng thiếu vitamin và khoáng chất, giúp cho các bạn sinh viên tham gia có một cách nhìn tổng quan về tiêu chảy ở trẻ em.
Bên cạnh giới thiệu tổng quan cô đã phân chia các mức độ tiêu chảy dựa theo các mức độ mất nước để từ đó đưa ra các phác đồ điều trị cho tiêu chảy ở trẻ em. Theo cấp độ mất nước thì tiêu chảy được chia làm 3 mức độ như sau: tiêu chảy không  mất nước; tiêu chảy có mất nước và tiêu chảy mất nước nặng. Ứng với các mức độ tiêu chảy trên sẽ có 3 phác đồ điều trị đó là: phác đồ A điều trị tiêu chảy tại nhà; phác đồ B điều trị mất nước bằng ORS, bù dịch bằng đường uống tại cơ sở y tế; phác đồ C là điều trị mất nước nặng. Song song với việc đưa ra các phác đồ điều trị cô đã đưa ra các khuyến cáo từ “Báo cáo hội nghị đồng thuận khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tiêu cháy cấp ở trẻ em” để giúp cho các bạn sinh viên cập nhập những điều chỉnh, thay đổi mới  ở các phác đồ điều trị tiêu chảy ở trẻ em để sử dụng thuốc một cách hợp lý. Đi xuyên suốt buổi chuyên đề cô đã làm rõ tầm quan trọng của việc sử dụng ORS trong mục đích bù nước và điện giải để hạn chế hâu quả của tiêu chảy. Cùng với đó cô đã giải thích cho mọi người hiểu rõ việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị tiêu chảy, chỉ sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn tả và trực khuẩn lỵ và việc sử dụng  kháng sinh ciprofloxacin đối với trường hợp tiêu chảy do lỵ trực khuẩn, sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid cho các trường hợp tiêu chảy do tả  từ đó  hạn chế các nguy cơ gây nên các dịch tiêu chảy. Song song với việc sử dụng thuốc để điều trị tiêu chảy cho trẻ em thì thạc sỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp thêm nguyên tố vi lượng kẽm và đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ trong và sau khi tiêu chảy hạn chế những biến chứng cho trẻ em, cho trẻ bú mẹ thường xuyên ăn nhiều bữa đủ chất. Kết thúc chuyên đề thạc sỹ đưa ra các cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em tại nhà, giúp các bạn sinh viên có thêm các kinh nghiệm để phòng chống tiêu chảy cho người thân và người xung quanh.
Việc triển khai chuyên đề thảo luận cách sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ em nằm trong kế hoạch chuyên đề hàng tuần của nhóm dược lý dược lâm sàng, CLB Học tích cực và được sự hướng dẫn ân cần của cô. Từ đó đã giúp cho các bạn sinh viên hiểu rõ được những hậu quả nguy hiểm của tiêu chảy và việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong điều trị tiêu chảy của trẻ em, qua đó nâng cao kiến thức y học cho các bạn sinh viên.
1
ThS Tô Thị Hồng Thịnh hướng dẫn tại chuyên đề
2
Các bạn sinh viên tham dự chuyên đề
anh co dinh lien he
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây